Trong giai đoạn tiền mãn kinh, do sự suy giảm hoạt động của buồng trứng dẫn đến mất cân bằng các nội tiết tố nữ gây rối loạn kinh nguyệt và nhiều tình trạng sức khỏe khác...
1. Những rối loạn hay gặp trong giai đoạn tiền mãn kinh- Nội tiết tố buồng trứng suy giảm: Trước tiên là ngưng rụng trứng, thời kỳ này kéo dài nhiều tháng, có khi nhiều năm. Do không rụng trứng nên nội tiết tố progesteron của buồng trứng không được tiết ra, gây rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh thay đổi khi dài, khi ngắn, kinh không đều, sau đó buồng trứng sẽ ngưng tiết nội tiết tố oestrogen.- Niêm mạc sinh dục dần dần teo mỏng, do đó âm hộ âm đạo dễ bị xây xát, nhiễm trùng, khô, ngứa rát làm giao hợp khó khăn, mất hứng thú trong quan hệ vợ chồng.- Sa sinh dục cũng dễ gặp vì các cơ, dây chằng vùng chậu hông bị nhão ra trong khi trọng lượng cơ thể tăng lên. Nguyên nhân do nội tiết tố buồng trứng suy giảm, ngoài ra còn do dinh dưỡng không cân bằng, năng lượng cung cấp cho cơ thể mất cân đối các chất.
- Da, tóc khô và yếu: Da xuất hiện nhiều nếp nhăn, có nhiều đám đồi mồi trên mu bàn tay, da mặt có nhiều vết rám da. Tóc khô xơ dễ rụng.- Hay gặp các bệnh tiết niệu: Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, đôi khi mắc chứng tiểu không tự chủ do niêm mạc bàng quang, niệu đạo bị ảnh hưởng, hay bị viêm nhiễm, kích ứng gây ra.- Các bệnh xương khớp: Do thiếu nội tiết tố nên xương không hấp thu tốt chất can xi trở nên giòn, dễ gãy, hay gặp gãy cổ xương đùi. Ngoài ra còn hay gặp tình trạng đau cột sống thắt lưng, thoái hoá đốt sống cổ, lưng… đau dây thần kinh toạ.- Cơn bốc hoả : Cảm giác nóng bừng, đỏ mặt, mồ hôi nhiều, cảm giác nặng chân, hay bị chuột rút về đêm… Thời kỳ mãn kinh thực sự, người phụ nữ không còn thấy kinh nữa. Tâm sinh lý thay đổi đa dạng, trạng thái dễ bị kích động, cáu gắt, thất vọng không vừa lòng với môi trường xung quanh.- Bệnh tim mạch: Huyết áp cao, xơ cứng thành mạch chủ yếu nguy cơ mắc bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim.- Ung thư: Việc thiếu nội tiết tố buồng trứng là yếu tố khơi dậy một vài ung thư sinh dục sẵn có.2. Bài thuốc khắc phục những rối loạn trong giai đoạn tiền mãn kinh
Trong quá trình mãn kinh, theo quan điểm của y học cổ truyền, phụ nữ thời kỳ này có thể sử dụng những bài thuốc có công dụng tư âm giáng hỏa, hoạt huyết bổ huyết, ôn bổ can thận… nhằm giảm thiểu những triệu chứng khó chịu, giúp cơ thể quen dần với tình trạng thiếu hụt nội tiết tố chuyển sang giai đoạn mãn kinh thực sự.
2.1 Bài thuốc tư âm giáng hỏa- Dùng trong trường hợp: Rối loạn kinh nguyệt lượng ít, sắc đỏ tươi, hay có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, tinh thần căng thẳng bức bối khó chịu, đầu choáng mắt hoa, tai ù, mất ngủ, môi khô miệng khát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, ít hoặc không có rêu.- Thành phần: Sinh địa 12g, ngũ vị tử 4g, thục địa 12g, đơn bì 12g, phục thần 12g, viễn trí 4g, bạch linh 12g, bạch thược 12g, táo nhân( sao) 20g, mạch môn 12g, hoàng liên 4g, thạch xương bồ 12g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
2.2 Bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết- Dùng trong trường hợp: Sắc mặt nhợt nhạt, ngủ ít hay mê mộng, dễ hồi hộp, có cảm giác khó thở, đau đầu, chóng mặt, kinh nguyệt lượng ít và loãng, có thể rong kinh, chất lưỡi nhợt.- Thành phần: Đương qui, sinh địa, đào nhân, sài hồ, xích thược, ngưu tất: mỗi vị 12g; xuyên khung, hồng hoa, chỉ xác, sơn tra, trúc nhự... mỗi vị 10g; hoàng kỳ (sống) 30g, bạch linh 12g, trần bì 10g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.2.3 Bài thuốc ôn bổ can thận- Dùng trong trường hợp: Kinh nguyệt có lúc đột nhiên ra nhiều, sắc nhạt, tinh thần mỏi mệt, ăn kém, sợ lạnh, tứ chi lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, đại tiện lỏng, lưng đau, âm bộ lạnh lẽo, có thể bị phù, chất lưỡi nhợt.- Thành phần: Thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, bạch linh, trạch tả: Mỗi vị 12g; phụ tử (chế) 4g, quế nhục 4g, đẳng sâm 10g, bạch truật 10g, táo nhân ( sao) 20g, bá tử nhân 10g, xa tiền tử, trư linh, bạch mao căn: mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.Ngoài ra phòng ngừa các rối loạn sau mãn kinh, phụ nữ cần chú ý:
Nguồn thoidaiplus.suckhoedoisong.vn